LÝ THƯỜNG KIỆT LÀ AI
-
Trong lịch sử, hoạn quan chỉ được xem là kẻ hạ đẳng phục dịch chốn hoàng cung. Nhưng nếu là thiên tài thì từ hoạn quan vẫn có thể trở thành anh hùng kiệt xuất. Trong sử Việt đã xuất hiện một người như thế, đó chính là Lý Thường Kiệt.
Bạn đang xem: Lý thường kiệt là ai

Xem thêm: Tất Tần Tật Về Tác Chiến Điện Tử Là Gì ? Tác Chiến Điện Tử
3. Diện kiến nhà VuaNăm 1041, vua Lý Thái Tông trong khi đi săn đã tình cờ gặp Ngô Tuấn. Vua lấy làm yêu mến tài năng của Ngô Tuấn nên rất muốn ông nhập cung hầu cận, nhưng nếu như thế thì phải “tự yếm”.Biết Ngô Tuấn đã có gia đình nên nhà Vua nói: “Ta thấy ngươi hình dung mạo tuyệt vời, lại cưỡi ngựa bắn cung giỏi, ta rất muốn bổ ngươi vào ngạch thị vệ để luôn hầu cận bên ta. Nhưng muốn vào cung ngươi phải tự yếm. Tuy nhiên ta biết ngươi đã có gia đình. Vậy ngươi hãy tự quyết chứ ta không ép”. Ngô Tuấn xưa nay rất chăm chỉ học hành, nghĩ rằng đây là dịp tốt để có cơ hội dùng đến tài năng và kiến thức mà ông đã có được nên bằng lòng với Vua.Tạ Đức khi biết tin cũng giận dữ, nhưng nghĩ lại là ý Vua cũng khó từ chối, nên ông cũng đứng ra giúp đỡ Ngô Tuấn nhập cung. Và từ đó Ngô Tuấn trở thành thái giám trong cung đình.4. Đổi sang họ VuaBan đầu Ngô Tuấn chỉ là một thái giám làm việc lặt vặt hầu cận bên Vua. Nhưng với tài năng của mình, ông đã lập được nhiều công lao và nhanh chóng chiếm được cảm tình trong hoàng tộc nhà Lý. Vì thế mà nhà Lý quyết định đổi ông từ họ “Ngô” sang họ “Lý” (tức mang họ của Vua) với tên gọi là Thường Kiệt. Bắt đầu từ đấy Lý Thường Kiệt đã ghi dấu tên tuổi của mình vào lịch sửVới tài năng kiệt xuất, ông nhanh chóng được thăng đến chức Bổng hành quân hiệu úy – một chức võ quan cao cấp của triều đình. Năm 1053 ông được phong làm Nội thị sảnh đô tri khi 35 tuổi.
Xem thêm: Tiểu Sử Bb Trần Là Ai - Tiểu Sử Bb Trần: Bb Trần Là Ai
5. Những chiến công rạng danh lịch sửPhía Nam đánh Chiêm thành, bắt vua ChiêmNăm 1061 người Mường ở biên giới Thanh Hóa, Nghệ An quấy rồi, Lý Thường Kiệt được lệnh đi dẹp loạn. Thế nhưng ông chủ trương không dùng bạo lực, mà cố gắng thu phục nhân tâm. Từ đó ông đã thu phục được dân Mường, giúp ổn định vùng biên giới phía Nam.Năm 1064, vua Chiêm Thành là Chế Củ (tức Rudravarman III) xây dựng quân đội mạnh mẽ, liên minh với nhà Tống tiến đánh Đại Việt. Lúc này Đại Việt gặp nguy khi phía Bắc bị Tống uy hiếp, phía Nam Chiêm Thành cũng lăm le xâm phạm. Để phá thế liên minh Tống – Chiêm, vua Lý Thánh Tông quyết định đem binh tiến đánh Chiêm Thành trước.Tháng 2/1069, vua Lý Thánh Tông dẫn 5 vạn quân theo đường thủy tiến đánh Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt được cử làm tướng đi tiên phong. Mọi việc ở nhà giao cho Nguyên Phi Ỷ Lan nhiếp chính, thái sư Lý Đạo Thành trợ giúp.Thủy quân vua Lý đến Nhật Lệ thì gặp quân Chiêm Thành đánh chặn nhưng bị quận Đại Việt đánh bại. Quân Việt không đổ bộ vào Nhật Lệ mà theo đường thủy tiến thẳng vào kinh đô Chiêm Thành là thành Phật Thệ (thuộc tỉnh Bình Định ngày nay).Quân Chiêm trên sông Tu Mao chặn quân Đại Việt. Tướng tiên phong Lý Thường Kiệt cho quân tiến đến đánh bại quân Chiêm. Tướng chỉ huy quân Chiêm cùng 3 vạn quân bị tiêu diệt.Thừa thắng, Lý Thường Kiệt đem quân tiến thẳng vào kinh thành, đang đêm vua Chế Củ bỏ trốn vào phía Nam. Quân Đại Việt chiếm được kinh thành, Lý Thường Kiệt đưa quân đuổi theo vua Chiêm.Vua Chiêm chạy trốn đến biên giới với Chân Lạp thì không dám vượt sang vì có hiềm thù với Chân Lạp, nên phải đầu hàng Lý Thường Kiệt. Sau đó Vua Chiêm phải dâng 3 châu cho Đại Việt.Sau chiến công này Lý Thường Kiệt được phong Phụ quốc thượng tướng quân tước Khai quốc công. Không lâu sau lại được thăng lên Thái úy, nắm toàn bộ binh quyền cả nước.