Cơ cấu dân số vàng là gì

  -  
“Cơ cấu dân số vàng” hay còn gọi là “lợi tức dân số”, “cửa sổ cơ hội nhân khẩu học” hay “quà tặng dân số” được hiểu là một cơ cấu dân số mà trong đó, số người trong độ tuổi có khả năng lao động (15-64) cao hơn số người phụ thuộc (dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên) từ hai lần trở lên. Nói một cách khác, một dân số khi có từ hai người trong độ tuổi có khả năng lao động trở lên “gánh” một người phụ thuộc thì dân số đó có cơ cấu “vàng”. Hiện tượng cơ cấu dân số vàng chỉ xuất hiện một lần trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư và chỉ kéo dài 30-35 năm. Trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, lực lượng lao động tăng lên làm cho khối lượng sản phẩm tạo ra cũng tăng lên, tài sản xã hội và gia đình được đảm bảo. Trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, dân số dưới 15 tuổi giảm đi sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng, khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội. Tuy nhiên, do số người trong độ tuổi lao động tăng lên sẽ tạo ra sức ép về việc làm cũng như đào tạo nghề. Ngoài ra, do số người cao tuổi (65 tuổi trở lên) tăng lên dẫn đến nhu cẩu tăng chi phí đầu tư cho an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Như vậy, thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” mang lại cơ hội cũng như thách thức cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều quốc gia đã tận dụng được cơ hội này để bứt phá, phát triển nhanh nhưng cũng không ít quốc gia đã bỏ lỡ, chìm sâu trong “bẫy thu nhập trung bình”.

Bạn đang xem: Cơ cấu dân số vàng là gì


*

Theo dự báo dân số gần nhất của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến năm 2043 số người 0-14 tuổi giảm chỉ còn 17,7% dân số; số người từ 65 tuổi trở tăng lên, đạt 15,8% còn số người trong độ tuổi 15-64 giảm chỉ còn chiếm 66,5% dân số. Theo dự báo này, đến năm 2043, sẽ chỉ còn 1,98 người trong độ tuổi 15-64 “gánh” một người “phụ thuộc” và dân số Việt Nam không còn ở trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” nữa. Cũng theo dự báo này, Việt Nam có thể kết thúc thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” vào năm 2042 sau đúng 35 năm (xem Biểu 1). So với một số nước khu vực ASIAN, thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam tuy ngắn hơn so với Singapo (40 năm), bằng với Thái Lan (35 năm) nhưng đã dài hơn Indonesia và Malaysia (cùng 30 năm) và dài hơn nhiều so với Philippin (chỉ có 20 năm).
*

*

Về kinh tế, dân số trong độ tuổi lao động tăng lên sẽ tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế một khi đất nước có khả năng tạo nhiều cơ hội việc làm và cải thiện lao động. Tại Việt Nam, trong vòng 20 năm qua, trong khi tốc độ tăng dân số trung bình năm chỉ ở mức 1,14% thì tốc độ tăng của số người trong độ tuổi lao động lên tới 1,33%. Do tỷ lệ có việc làm các năm trong thời kỳ này luôn từ 80% trở lên (có năm tới 88%) nên tốc độ tăng hàng năm của lao động có việc làm tới 2,1%, gần gấp đôi tốc đô tăng dân số. Số người có việc làm tăng nhanh, cùng với năng suất lao động cũng tăng đã làm cho tổng sản phẩm trong nước tăng mạnh, bình quân tới 6,5% một năm theo giá so sánh. Khối lượng sản phẩm tạo ra tăng lên, tài sản xã hội và thu nhập gia đình được đảm bảo, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2020 đạt 3521 USD. Tuy nhiên, theo đánh giá của Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP bình quân đầu người của Việt Nam phải đạt trên 10.000 USD.
*

Thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” đã tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Trong vòng 20 năm, từ năm học 1999/2000 đến năm học 2019/2020, do số lượng học sinh các cấp hoặc giảm đi (trung học cơ sở và trung học phổ thông) hoặc tăng không nhiều (tiểu học) nên số học sinh trung bình một lớp cũng như số học sinh trung bình trên một giáo viên đứng lớp ở tất cả các cấp học đều giảm một cách đáng kể. Theo số liệu của Tổng cục Thông kê, sau 20 năm, số học sinh trung bình một lớp đã giảm từ 31,2 em xuống 30,4 em ở cấp tiểu học; từ 41,2 xuống 35,8 ở cấp trung học cơ sở và từ 48,8 xuống 38,5 ở cấp trung học phổ thông. Cũng sau 20 năm đó, số học sinh trung bình trên một giáo viên đứng lớp đã giảm từ 29,5 em xuống 22,1 em ở cấp tiểu học; từ 27,2 xuống 19,1 ở cấp trung học cơ sở và từ 29,6 xuống 19,1 ở cấp trung học phổ thông. Đây rõ ràng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Về phía xã hội, việc giảm số lượng học sinh phổ thông các cấp trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng” sẽ dẫn đến giảm nhu cầu đào tạo giáo viên cũng như giảm nhu cầu xây dựng trường lớp và nguồn lực tiết kiệm được trong lĩnh vực giáo dục phổ thông sẽ được đầu tư cho lĩnh vực đào tạo khác như đại học, cao đẳng và dạy nghề. về phía hộ gia đình, do có ít con và thu nhập được cải thiện hơn sẽ là những nhân tố quan trọng để các gia đình đầu tư nhiều hơn vào giáo dục cho con cái.

Nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm đi, ngoài tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông còn tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng, khám chữa bệnh, giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội.
*

Dân số trong độ tuổi lao động tăng lên sẽ tạo nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng nó cũng có thể trở thành gáng nặng khi nền kinh tế không thể tạo nhiều cơ hội việc làm và đối mặt với nạn thất nghiệp và năng xuất lao động thấp. Ngoài ra, dù lực lượng lao động Việt Nam rất dồi dào nhưng lại thiếu nhiều lao động có kỹ năng quản lý và tay nghề cao. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên năm 2020 là 24,1%, đặc biệt rất thấp ở khu vực nông thôn và các tỉnh miền núi. Trong điều kiện kinh tế nhiều biến động (như trong đại dịch Covid-19) thì nhóm lao động không có kỹ năng khó có thể tránh được những tổn thương về việc làm và thu nhập.
Mặc dù thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” đã tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vẫn còn sự khác biệt lớn về khả năng tiếp cận giáo dục phổ thông giữa các nhóm dân số khác nhau. Nhiều địa phương có tỷ lệ nhập học tiểu học đúng tuổi thấp và tỷ lệ hoàn thành bậc tiểu học chỉ đạt dưới 70%. Chi tiêu cho giáo dục ngày một lớn dẫn đến gánh nặng chi tiêu dồn lên vai người nghèo nhiều hơn.
Mặc dù nhóm dân số dưới 15 tuổi giảm đi đã tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo điều kiện tốt hơn cho công tác phòng chống suy dinh dưỡng, khám chữa bệnh, giảm bớt chi phí về y tế và an sinh xã hội nhưng do số người già ngày một tăng dẫn đến nhu cầu gia tăng nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội và chăm sóc người cao tuổi.

Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam chỉ còn kéo dài hơn 20 năm nữa. Để tận dụng tốt hơn thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” còn lại, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:


Về chính sách dân số. Tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài hơn thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”, làm chậm quá trình già hóa dân số. Chính sách kế hoạch hóa gia đình cần linh hoạt, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là tùy vào mức sinh của từng vùng, từng khu vực.


Về chính sách việc làm và nguồn lao động. Giải pháp hàng đầu là nâng cao chất lượng lao động thông qua công tác đào tạo nghề. Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy nhanh hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động.


Tăng cơ hội việc làm và tạo việc làm có thu nhập cao, nhất là cho lao động trẻ phải là chiến lược quan trọng hàng đầu vì thiếu việc làm hoặc thất nghiệp nhiều sẽ gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn và thúc đẩy chất lượng các ngành sử dụng nhiều lao động.

Xem thêm: Chồng Của Cúc Tịnh Y Là Ai, Cúc Tịnh Y 'Kết Đôi' Trương Triết Hạn


Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.


Dù có nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng nhưng nền kinh tế không thể tăng trưởng nếu không có nguồn lực tài chính đảm bảo cho nhu cầu đầu tư. Khuyến khích đầu tư tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm có thu nhập hiệu quả cho một lực lượng lao động lớn, đặc biệt ở khu vực nông thôn.


Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.


Về chính sách giáo dục, đào tạo. Nhu cầu đào tạo giáo dục phổ thông, đã, đang và sẽ thiếp tục giảm trong thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”. Cần có chính sách phân bố các nguồn lực “tiết kiệm” được cho các vùng khó khăn và chất lượng giáo dục còn thấp. Cần đầu tư nhiều hơn vào việc cải thiện chương trình.

Về chính sách y tế. Đầu tư sâu, rộng và có hiệu quả cho chương trình chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em và người cao tuổi. Đẩy mạnh giáo dục truyền thông chuyển đổi hành vi và cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản. Thúc đẩy cộng đồng, tổ chức tham gia phòng chống tệ nạn bạo lực gia đình, lao động trẻ em. Chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, phòng chống lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Về chính sách an sinh xã hội. Cần đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm theo hướng dễ tiếp cận, dễ chuyển đổi. Cần tổ chức, thiết kế hệ thống trợ cấp xã hội theo hướng phổ cập, đặc biệt cho các nhóm dân số dễ tổn thương như người cao tuổi, dân tộc thiểu số, những nơi kém phát triển.

Theo dự báo của các nhà nhân khẩu học, thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” của Việt Nam chỉ còn kéo dài hơn 20 năm nữa. Để tận dụng tốt hơn thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” còn lại, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:

Về chính sách dân số. Tiếp tục duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài hơn thời kỳ “Cơ cấu dân số vàng”, làm chậm quá trình già hóa dân số. Chính sách kế hoạch hóa gia đình cần linh hoạt, tùy vào điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là tùy vào mức sinh của từng vùng, từng khu vực.

Về chính sách việc làm và nguồn lao động. Giải pháp hàng đầu là nâng cao chất lượng lao động thông qua công tác đào tạo nghề. Phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm, đẩy nhanh hợp tác quốc tế về đào tạo và xuất khẩu lao động.

Tăng cơ hội việc làm và tạo việc làm có thu nhập cao, nhất là cho lao động trẻ phải là chiến lược quan trọng hàng đầu vì thiếu việc làm hoặc thất nghiệp nhiều sẽ gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng. Đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn và thúc đẩy chất lượng các ngành sử dụng nhiều lao động.

Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật để người lao động có việc làm với năng suất cao.

Dù có nguồn lao động dồi dào và có kỹ năng nhưng nền kinh tế không thể tăng trưởng nếu không có nguồn lực tài chính đảm bảo cho nhu cầu đầu tư. Khuyến khích đầu tư tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi xuất khẩu lao động là một chính sách tạo việc làm có thu nhập hiệu quả cho một lực lượng lao động lớn, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Xem thêm: Rối Loạn Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì, Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách sử dụng và đãi ngộ lao động, lấy hiệu quả làm việc là tiêu chí hàng đầu trong sử dụng và đãi ngộ lao động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh.