AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC TẶNG HUÂN CHƯƠNG SAO VÀNG ĐẦU TIÊN Ở NƯỚC TA?

  -  
Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Bài viết 2015 > Ngược dòng lịch sử > Bài đăng > Người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được tặng Huân chương Sao vàng

Nói đến người phụ nữ Việt Nam là nói đến tinh thần dũng cảm, lòng vị tha, đức hy sinh, tính cần cù, nhẫn nại, tận tụy, thủy chung và tài năng sáng tạo. “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” - chính là 8 chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến, thật vinh dự, xứng đáng và tự hào biết bao.You watching: Ai là người được tặng huân chương sao vàng đầu tiên ở nước ta

Từ buổi đầu dựng nước, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam đã tỏa sáng trong tinh thần đấu tranh quật cường, khẳng định ý chí độc lập dân tộc của Bà Trưng, Bà Triệu. Những tấm gương Thái hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Nữ tướng Bùi Thị Xuân,… đã khẳng định vai trò phụ nữ trong tham gia lãnh đạo đất nước và chống giặc ngoại xâm. Trải qua hai cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã chứng tỏ vai trò trọng yếu của mình trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong chiến đấu, phụ nữ tỏ ra không hề thua kém nam giới, nhiều tấm gương tiêu biểu đã được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang như bà Nguyễn Thị Chiên, Hồ Thị Bi, nữ quân báo Lê Thị Tạo, Tạ Thị Kiều, Nguyễn Thị Thập, nữ tướng Nguyễn Thị Định, bà Út Tịch,... Trong đó, bà Nguyễn Thị Thập là người phụ nữ đầu tiên được Nhà nước tặng Huân chương cao quý sao vàng.You watching: Ai là người được tặng huân chương sao vàng đầu tiên ở nước ta?


*

Bà Nguyễn Thị Thập tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Tốt, được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con, có truyền thống yêu nước và đấu tranh chống cường quyền áp bức tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang (trước là tỉnh Mỹ Tho).

Bạn đang xem: Ai là người được tặng huân chương sao vàng đầu tiên ở nước ta?

Kế thừa truyền thống của gia đình, của quê hương, cùng với sự giác ngộ cách mạng từ rất sớm đã hun đúc nên phẩm chất đảm đang, kiên cường, bất khuất nơi người nữ anh hùng Nguyễn Thị Thập. Nhắc đến bà, mọi người luôn nhớ đến cuộc đời của một nữ chiến sĩ cách mạng không quản ngại gian khổ, hy sinh, luôn nung nấu ước mơ cháy bỏng là góp phần cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Khi Đảng vừa ra đời và hợp nhất hệ thống trong nước (năm 1931), người thanh nữ 23 tuổi Nguyễn Thị Thập lấy bí danh Mười Thập đã thoát ly gia đình ở Mỹ Tho lên Sài Gòn làm công tác liên lạc cho Đảng. Từ tháng 4/1935, người thiếu nữ ấy đã đảm đương nhiệm vụ Xứ ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Kỳ. Mặc dù, bị thực dân Pháp bắt giam tại Khám lớn Sài Gòn, trải qua nhiều đòn tra tấn, nhưng Mười Thập vẫn giữ vững lập trường cách mạng. Vừa ra tù bà đã tham gia vào hoạt động và được điều động về lại quê hương Long Hưng tham gia tổ chức khởi nghĩa Nam Kỳ ở tỉnh Mỹ Tho (11/1940).

Xem thêm: Đối Tượng Được Cấp Hộ Chiếu Công Vụ Là Gì, Quy đÁ»‹Nh MớI Về Hộ ChiếU Cã´Ng Vụ

Với đức tính kiên cường, trong khi gần đến ngày sinh nở nhưng bà vẫn xông pha trận mạc, đi đầu trong các cuộc chiến đấu trực diện với kẻ thù. Sinh con được 8 ngày đã phải nén nỗi đau mất chồng vì bị địch sát hại. Bà Mười Thập luôn bám chặt địa bàn, dựa vào quần chúng để gầy dựng lại cơ sở cách mạng, từng bước phục hồi phong trào và tổ chức; cuối năm 1944 cùng các cán bộ địa phương xúc tiến việc thành lập Tinh ủy của 2 tỉnh Sa Đéc và Mỹ Tho; sau đó cùng với các đồng chí tiến tới thành lập lại Xứ ủy Nam Kỳ.See more: Lịch Âm Ngày 12 Tháng 5 Là Ngày Gì ? 12/5 Là Ngày Đặc Biệt Gì?

Trước yêu cầu của cuộc kháng chiến đang phát triển ngày càng nhiều thắng lợi, Đại biểu Nguyễn Thị Thập được cử làm Đoàn trưởng Đoàn Phụ nữ Cứu quốc Nam Bộ, rồi Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Nam Bộ để tổ chức và phát huy sức mạnh của hàng triệu phụ nữ Nam Bộ, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau đó (năm 1953) được Trung ương điều ra Việt Bắc, rồi lại cử vào miền Nam để phổ biến việc thi hành hiệp định đình chiến trước khi theo đoàn tập kết ra Bắc.See more: Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Máy Giặt Electrolux Cửa Trước, Video Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Giặt Cửa Trước

Suốt những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại biểu Nguyễn Thị Thập đảm đương vai trò Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Trên cương vị ấy, bà Nguyễn Thị Thập luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, đào tạo lực lượng cán bộ nữ, xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm để tổ chức phát động các phong trào lớn, trong đó nổi bật là phong trào “Ba đảm đang”. Phong trào này cùng với phong trào “Ba sẵn sàng” từ năm 1965 đến 1975 đã xây dựng cơ sở vững chắc cho hậu phương lớn, dốc lực chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Trải qua nhiều trọng trách quan trọng, từ một Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ (từ năm 1935), lãnh đạo khởi nghĩa Nam Kỳ năm 1940, lãnh đạo giành chính quyền ở Mỹ Tho năm 1945, đến Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ 1956 - 1974, Phó Chủ tịch Quốc hội từ 1956- 1982, dù ở miền Nam cũng như khi ra miền Bắc, bà luôn thể hiện là một cán bộ lãnh đạo ưu tú của Đảng, lãnh tụ xuất sắc của phong trào phụ nữ Việt Nam trung kiên, một lòng một dạ vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân..

Không những vậy, người Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ấy cũng là người vợ, người mẹ chịu nhiều mất mát, đau thương khi có chồng là liệt sĩ hy sinh trong khởi nghĩa Nam Kỳ; con trai cả là Lương Văn Thuận hy sinh trong kháng chiến chống Pháp; con trai út là Lê Văn Quang hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.

Xem thêm: Tài Xỉu 2 1/4 Là Sao ? Cách Chơi Tài Xỉu 2 1/4 Cách Đọc Kèo Tài Xỉu 2 1/4 Đơn Giản Dễ Thắng

Gần 70 năm tham gia cách mạng, hơn 60 năm chiến đấu liên tục trong đội ngũ của Đảng, được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách, bà được các bậc lão thành cách mạng đánh giá là một cán bộ có nhiều cống hiến xuất sắc đối với phong trào cách mạng, phong trào phụ nữ Việt Nam và phong trào phụ nữ thế giới, “Nguyễn Thị Thập là một cán bộ gương mẫu với nhiều phẩm chất cao quý: Trung thực, thẳng thắn, sống giản dị, tiết kiệm, thương yêu, gần gũi đồng chí, đồng bào”.See more: Những Câu Nói Buồn Xé Lòng Về Một Tình Yêu Không Trọn Vẹn, Những Câu Nói Hay Về Tình Yêu Tan Vỡ Đau Khổ Nhất

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng, bà đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và Huân chương Sao vàng – Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta; đồng thời được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và nhiều phần thưởng cao quý khác.See more: Địa Giới Hành Chính Tỉnh Đồng Nai Năm 2020, Thông Tin Trên Bản Đồ Tỉnh Đồng Nai

Nhân kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, xin được nhắc đến cố Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được tặng Huân chương Sao vàng Nguyễn Thị Thập như một lời tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với sự cống hiến lớn lao cho Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Cuộc đời kiên trung, anh dũng của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mười Thập qua 2 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược cùng những đóng góp to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước đã trở thành tấm gương sáng để các thế hệ sau học tập, noi theo.

Có thể nhận định rằng, phụ nữ hôm nay nguyện sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện về mọi mặt để khẳng định năng lực của bản thân, có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với 4 phẩm chất “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” của phụ nữ trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.